Đóng

Chuyên Mục Khác

Chuyên Mục Khác, Tin tức

LỄ VU LAN – NGHĨA TRANG PHÚC AN VIÊN

hoa hồng cài áo

VU LAN là lễ báo hiếu của con cái đối với cha mẹ.

Lễ Vu Lan là gì?

Lễ Vu Lan là dịp để con cái báo hiếu cha mẹ.

Vu Lan là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo và phong tục Trung Hoa.

Trong ngày này, thường các người con sẽ phóng sinh, làm phước để tích đức cho cha mẹ được hưởng công đức.

Nguồn gốc lễ Vu Lan

Sự tích về Mục Liên Thanh Đề, được lấy ý tưởng từ kinh Vu Lan Bồn, của Phật giáo Bắc Tông.

“Vu Lan Bồn” có nghĩa là, cứu người chịu cảnh khổ treo ngược dưới địa ngục.

Ngày xưa có một người phụ nữ tên là Thanh Đề, vợ của một phú hộ giàu có.

Chồng bà là người sớm giác ngộ giáo lý phật đà, bà Thanh Đề nhìn thấy chồng làm việc phóng sinh, bố thí thì tức lắm, nhưng không nói được gì.

Sau đó, ông trưởng giả đã không may vong mạng trong một trận hỏa hoạn, bà từ đó càng thêm căm thù nhà Phật.

Vốn dĩ chồng bà là người sống nhân đức, nhưng lại chết thảm, bà cho là những lời kinh kệ chỉ toàn là xảo trá và thế là bà quyết định trả thù tăng chúng.

hoa hồng cài áo

Vu Lan báo hiếu

Bà Thanh Đề cho tổ chức trai tăng cúng dường và mời chư tăng về nhà để thiết đãi. Bà giết một con chó, để làm nhân màn thầu dâng cúng chư tăng. Và định bụng sẽ đi rêu rao cho tất cả mọi người biết về các sư thầy ăn thịt chó.

Vị tăng trưởng ngồi thiền vào định, biết được bà Thanh Đề có ác ý, muốn hãm hại chư tăng phá giới, ông sai gấp các sư, phải may tay áo của mình thật rộng, dài để thay cho bình bát.

Tay áo sẽ là chiếc túi, lúc họ đến dùng trai tăng chỉ ăn phần vỏ bánh, còn nhân bên trong lén cho vào tay áo, cũng từ đó, tay áo của nhà sư mới dài và rộng đến thế.

Trên đường về, các sư thầy lấy phần nhân thịt ra vứt một bên đường. Bồ Tát nhìn thấy con chó tội nghiệp chết oan, nên đã cho nó sống lại.

Nhưng có vị sư đã sơ ý ăn phần nhân của một chiếc bánh, phần thịt đó chính là thịt chân sau của chó, vì vậy khi sống lại nó chỉ còn ba chân, từ đó về sau loài chó khi đi vệ sinh lại giờ một chân sau lên.

Từ nơi thịt chó kia bị vứt thì mọc lên cây hành có mùi hăng nồng, vì vậy mà ngày nay luật trong chùa nấu ăn không được sử dụng hành, tỏi.

Bà Thanh Đề có một người con trai tên là La Bốc, công tử nhờ sự giáo dưỡng của cha nên sống rất đạo đức, nhân nghĩa. Không bao lâu sau lần mưu hại các sư thầy, nghiệp quả của bà đã đến và vong mạng.

Sau cái chết của mẹ, La Bốc theo đường xuất gia cầu đạo và đắc quả a la hán. Ngài tìm lên trời để nghe Phật thuyết pháp, và được đức Phật thọ ký đặt tên là Mục Kiền Liên.

Mục Kiền Liên tôn giả không biết mẹ mình sau khi chết, đã đọa sanh đường nào nên đã dùng thiên nhãn thông mà nhìn soi, ông thấy được thân mẫu sanh làm ngạ quỷ nơi địa ngục cực hình.

Tôn giả mang cơm xuống đến tận A Tỳ địa ngục để dâng cho mẹ trong lúc đọa làm quỷ đói. Bà Thanh Đề sợ các cô hồn dạ quỷ xung quanh giành phần cơm, nên đã xua đuổi chúng đi, chính lòng ích kỳ nhỏ mọn ấy đã khiến chén cơm hóa thành lửa đỏ.

Mục Kiền Liên nhìn thấy mẹ chịu khổ muôn phần, tâm can không cam đành tìm về đức Phật hỏi ngài cách cứu mẹ.

Đức Phật khuyên Mục Kiền Liên, nhờ sức tu tập chuyên định của chư đại đức tăng, trong ba tháng an cư kiết hạ mà vận dụng hồi hướng, muốn như vậy thì phải tổ chức đại lễ cúng dường vào ngày Tự tứ rằm tháng Bảy.

Chư tăng sau ba tháng chuyên tu giờ đây giới, định, tuê đã thuần thục, dự dễ trai tăng sẽ thiết đàn cầu siêu bạt độ cho cha mẹ quá vãng.

Bà Thanh Đề nhờ phước đức nhân duyên tăng chúng, mười phương hồi hướng công đức tu hành, mà được thoát kiếp quỷ đói cực hình.

Từ đó, lễ Vu Lan ra đời.

Lễ Vu Lan là ngày nào?

Ngày rằm tháng Bảy âm lịch hàng năm là ngày lễ Vu Lan.

Ý nghĩa của màu hoa hồng cài áo

  • Bông hồng đỏ cho người còn cha và mẹ, nhắc nhở rằng họ vẫn may mắn, cho nên hãy đối xử tốt với cha mẹ khi họ còn sống.
  • Bông hồng trắng cho ai mất cả cha và mẹ, tượng trưng cho sự chia lìa âm dương. Đây cũng là lời nhắc con cái hãy nhớ đến công ơn cha mẹ và thể hiện sự báo hiếu đối với cha mẹ.
  • Bông hồng màu hồng nhạt cho người chỉ còn cha hoặc mẹ, là sự nhắc nhở con cái hãy nhớ ơn cha, mẹ đã khuất. Đồng thời, hãy đối xử tốt với người còn lại.
  • Bông hồng vàng dành cho tu sĩ dịp Vu Lan. Theo đạo Phật, cha mẹ của tu sĩ không chỉ là người sinh ra họ mà còn là chúng sinh. Cài bông hồng vàng trong dịp Vu Lan là cách thể hiện cho lý tưởng này. Phật giáo còn quan niệm màu vàng tượng trưng cho sự giác ngộ, giải thoát. Cho nên, tu sĩ cài bông hồng vàng trong lễ Vu Lan để nói lên tinh thần đúng nghĩa của dịp này là sự giải thoát.

Lễ Vu Lan tại nghĩa trang Phúc An Viên

Nhân dịp lễ Vu Lan, nghĩa trang Phúc An Viên Long An gửi đến Qúy khách hàng chương trình tri ân: Chiết khấu 5% đối với tất cả các loại mộ.

Chương trình kéo dài đến ngày 05/8/2022.

vu lan báo hiếu

Đêm đêm con ngắm sao trời – Cầu cho cha mẹ muôn đời bình an.

Website: https://hoavienphucanvien.com/xay-mo-tai-nghia-trang-phuc-an-vien/

Hotline: 0938 210 606